Nổ nồi cơm điện: Lời cảnh báo cho những ai sử dụng không cẩn thận

Bất kể là nồi cơm điện hay một thiết bị điện tử điện lạnh nào khác, bên cạnh những công dụng và tính năng hữu ích của nó thì vẫn tồn tại những mặt hại nếu sử dụng không đúng cách hoặc do không cẩn thận.

Với chiếc nồi cơm điện khá quen thuộc, bạn vẫn có thể gặp sự cố cháy nổ nồi, kéo theo đó là những nguy hiểm khác. Đây cũng là lời cảnh báo cho những ai đã và đang sử dụng nồi không cẩn thận và không đúng theo hướng dẫn. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây cháy nổ nồi, có thể trước đây bạn đã từng xem nhẹ chúng.

Cho nồi vào nấu khi nồi cơm vẫn còn ướt:

Lòng nồi cơm điện bị ướt nhưng vẫn cho vào nấu, đây là sai lầm mà nhiều người đã xem nhẹ và mắc phải. Lòng nồi bị ướt có thể khiến cho đế tiếp điện và rơ le bị ướt, gây rò rỉ điện, chập mạch, lâu ngày sẽ dẫn đến cháy nổ nồi cơm điện. Đó cũng là lý do tại sao trước khi cho nồi vào nấu bạn cần phải: Sử dụng một chiếc khăn mềm, sạch để lau khô lòng nồi.

su co no noi com dien
Lau lòng nồi thật khô trước khi cho vào nấu.

Dùng chung ổ cắm điện với các thiết bị có công suất cao:

Nếu ổ cắm đó đã cắm điện của lò vi sóng, lò nướng, bếp điện….thì bạn không nên cắm tiếp phích cắm của nồi cơm điện vào nữa. Vì chúng là những đồ gia dụng có công suất khá cao, tiêu thụ điện năng nhiều nên dễ xảy ra các hiện tượng quá tải, chập cháy. Do đó, tốt nhất với những thiết bị này bạn nên có một ổ cắm riêng và không sử dụng nồi cơm điện cắm vào những ổ cắm đó.

su co no noi com dien
Không nên sử dụng nồi cơm điện cắm vào những ổ cắm có các thiết bị công suất cao.

Làm ẩm ướt hay rơi thức ăn vào mâm nhiệt hay bộ phận tiếp điện:

Mâm nhiệt là bộ phận quan trọng của nồi cơm điện. Nồi nấu cơm chín không, ngon không, nồi hoạt động bền không,  có gây cháy nổ nồi cơm không,…phụ thuộc rất nhiều vào mâm nhiệt của nồi. Nếu mâm nhiệt gặp vấn đề gì, chẳng hạn bị ướt hoặc bị thức ăn bám vào,…thì nguy cơ cháy nổ nồi cơm điện sẽ tăng cao. Sự cố này cũng xảy ra tương tự đối với bộ phận tiếp điện. Do đó, khi vệ sinh nồi, bạn cần phải chú ý lau sạch nồi, đặc biệt là mâm nhiệt và những nơi tiếp điện nhé.

Đừng vì một chút cầu thả của mình và thiếu kinh nghiệm mà biến nồi cơm điện thành “bom nổ chậm” bạn nhé! Tốt nhất, bạn nên đọc kĩ những nguyên nhân gây nổ nồi cơm điện ở trên để yên tâm sử dụng nồi mà không xảy ra các sự cố đáng tiếc đó.

Related Posts

ve sinh van phong

Những câu hỏi cần đặt khi lựa chọn công ty vệ sinh văn phòng tốt nhất

Khi quyết định lựa chọn công ty vệ sinh văn phòng, việc đặt ra những câu hỏi đúng đắn có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian,…

trung-tam-bao-hanh-hitachi-ha-noi

Trung tâm bảo hành Hitachi Hà Nội chính hãng

Hitachi là một trong những thương hiệu điện lạnh nổi tiếng Nhật Bản đã gặt hái được rất nhiều thành công trong thị trường công nghệ. Các…

cach-bao-quan-tu-lanh-khi-khong-su-dung-1

Cách bảo quản tủ lạnh khi không sử dụng

Nhiều người nghĩ rằng: rút điện cho tủ lạnh khi không xài trong khoảng một tuần hoặc vài tháng là cách bảo quản tốt cho tủ lạnh,…

khu-mui-hoi-trong-phong-dieu-hoa-1

Tuyệt chiêu khử mùi hôi trong phòng điều hòa

Phòng điều hòa thường được thiết kế kín do vậy chúng rất dễ đọng lại những mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe các…

tu-lanh-lg-co-tot-khong-3

Tủ lạnh LG có tốt không

Thị trường hiện tại có nhiều loại tủ lạnh với nhiều mẫu mã và công nghệ không giống nhau, thế nhưng tủ lạnh LG vẫn luôn là…

tu lanh aqua co tot khong a

Tủ lạnh Aqua có tốt không

Tủ lạnh Aqua của nước nào? Tủ lạnh Aqua có tốt không? Trong bài viết này, Sửa Điện lạnh Bách Khoa sẽ chỉ ra những ưu và…