Tủ lạnh hư hỏng nặng, bạn phải gọi thợ đến nhà để sửa chữa. Nhưng đối với các lỗi nhỏ, bạn có thể tự kiểm tra và khắc phục tại nhà rất đơn giản. Qua nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã rút ra được 4 lỗi cơ bản dưới đây.
Tiếng gió liên tiếp phát ra từ tủ lạnh
Nếu bạn nghe tiếng gió phát ra từ tủ lạnh, đừng quá hoang mang vì đôi khi đó chỉ là hiện tượng rất đỗi bình thường. Tiếng gió phát ra là bởi động cơ quạt đang hoạt động thổi hơi lạnh đi khắp tủ. Nếu tiếng gió phát ra liên tiếp thì thật đáng lo ngại. Lúc này, bạn nên gọi thợ sửa tủ lạnh tại nhà đến sửa chữa.
Tủ lạnh rung lắc, có tiếng ồn khi hoạt động
Tủ lạnh rung lắc và có tiếng ồn lớn tuy là một điều rất đáng lo ngại, tuy nhiên tình trạng này chưa chắc đã phát sinh những lỗi nghiêm trọng. Đôi khi chỉ vì kê tủ không cân bằng hoặc có một biến động nào đó khiến vị trí tủ bị xô lệch, nghiêng ngả. Muốn khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần kiểm tra lại chân tủ, vị trí đặt tủ và thử kê tủ lại một cách ngay ngắn.
Có tiếng ồn “cọc cạch” phát ra từ tủ
Các loại tủ lạnh side by side luôn luôn có một hệ thống rơ-le xả đá riêng. Rơ-le không hoạt động liên tiếp mà chỉ “reset” khi bề mặt của tủ bị đóng tuyết, đông đá, chính vì thế bạn sẽ không thường xuyên nghe thấy âm thanh này. Nhưng nếu tủ lạnh không bị đông đá, đóng tuyết, tiếng cọc cạch chỉ lâu lâu mới phát ra, vậy là tủ vẫn hoạt động bình thường.
Trường hợp tiếng cọc cạch phát ra nhưng tủ vẫn đóng tuyết hoặc tủ đóng tuyết quá dày mà vẫn không nghe tiếng cọc cạch từ rơ-le, lúc này bạn hãy nghĩ đến việc mời thợ sửa tủ lạnh side by side về nhà.
Có tiếng rít “keng két” từ tủ lạnh side by side
Khi tủ lạnh side by side có tiếng rít, tiếng “keng két” như âm thanh động cơ bị kẹt nhưng đây không phải là lỗi hư hỏng nặng mà là vì: mô-tơ cánh quạt gió đang bị kẹt do băng tuyết, chất bẩn lưu lại hoặc do động cơ quạt gió quá lâu ngày không được tra dầu, dẫn tới hoạt động không trơn tru gây nên tiếng động khó chịu.
Với loại tiếng động đặc trưng này, trước hết bạn hãy vệ sinh ngăn tủ, cánh quạt, xả bớt tuyết đọng rồi tra dầu mỡ vào hệ thống mô-tơ cánh quạt, biết đâu tủ sẽ hoạt động êm ái và ổn thỏa trở lại.
Một tình huống khác cũng tạo nên tiếng động như vậy là chân ghim block máy lâu ngày bị lỏng và tuột ra. Nếu khả năng này xảy ra, bạn hãy tháo lắp và vặn chặt lại hoặc liên hệ với thợ sửa tủ lạnh tại nhà vì lỗi này khá đơn giản, không tốn nhiều tiền để sửa chữa.
Điều quan trọng bạn cần nhớ là hãy ngắt điện và cẩn thận trong việc tự vệ sinh để tránh làm tổn thương mình và tác động độ bền của tủ.
Có được 4 cách cơ bản để sửa tủ lạnh bị hư tại nhà này, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi tủ lạnh nhà mình xảy ra sự cố.